Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

Bên cạnh những lợi ích, OKR vẫn tiềm ẩn những "rủi ro" mà doanh nghiệp dễ dàng gặp phải. Vậy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé! 

1. Không giám sát chặt chẽ

Đôi khi, những nhà quản trị có xu hướng thiết lập mục tiêu cho có mà không tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên. Không chỉ vậy, họ cũng bỏ qua những chỉ số quan trọng trong việc đo lường và lựa chọn không đúng những yếu tố cần phải giám sát.

2. Quá trình hoạch định 

Các nhà quản lý dễ "măc bẫy" của OKR và thất bại trong thực thi khi đánh giá chưa tốt tình trạng của doanh nghiệp; đánh giá nguồn lực sai hoặc không đầy đủ; không xác định được sự tương quan giữa các nguồn lực; ước tính sai dẫn đến lập kế hoạch sai; không gắn kết được tầm nhìn và sứ mệnh chung của tổ chức; …

3. Tính liên kết 

Liên kết mục tiêu và kết quả giữa các phòng ban quá nhiều cũng dẫn tới OKR chung của doanh nghiệp trở nên trùng lặp và rối rắm. Doanh nghiệp đạt được những kết quả chính nhưng mục tiêu cuối cùng lại không hoàn thành. Ngược lại, liên kết quá ít giữa các phòng bạn trong tổ chức lại khiến hệ thống quản trị trở nên rời rạc, thiếu gắn kết và không đúng với tinh thần OKR.

Hơn thế, liên kết quá chặt cũng dẫn đến tình trạng không phát huy tính sáng tạo và chủ động trong công việc. Tuy vậy. một liên kết lỏng lẻo lại khiến các phòng ban, nhân viên đi chệch hướng ban đầu. Điều này dẫn đến việc kết quả chính không đóng góp được nhiều cho mục tiêu hàng tháng, quý, năm của tổ chức. 

4. Tham vọng trong OKR 

Tham vọng không phải là không tốt. Nhưng tham vọng cũng phải gắn với tình hình thực tế, không nên mang tính chủ quan. Nếu đặt mục tiêu quá lớn hay tham vọng quá nhiều dễ gây nên sự thất bại và có thể phá vỡ những nguyên tắc đạo đức của tổ chức. 


Lời kết: OKR là một hệ thống quản trị hiệu suất hữu ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đừng để OKR là một "vật thể" ngáng đường cho sự phát triển của tổ chức nhé. 


0 nhận xét :

Đăng nhận xét