Thứ Năm, 29 tháng 5, 2025

Chiến lược nhân sự là tập hợp các chính sách và hoạt động quản lý nhân sự được áp dụng cho các nhóm công việc hay nguồn nhân lực cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

1. Văn hóa làm việc hòa nhập

Việc thay đổi là điều cần thiết trong công việc. Khi có sự thay đổi thì bạn sẽ có động lực để phát triển và đối mặt với những thách thức mới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp rắc rối với những thay đổi. Nếu sếp thay đổi vị trí của nhân viên liên tục hoặc tạo ra chiến lược mới trước khi tìm hiểu kỹ về nó, điều đó có thể làm nhân viên nghi ngờ về tính minh bạch trong công việc.

2. Chính sách đào tạo và khuyến khích nhân viên phát triển

Các nhà quản lý cần phải quan tâm đến lộ trình phát triển bản thân của nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy công việc không đáng “đầu tư”, họ sẽ cảm thấy phí những công sức đã bỏ ra. Vì vậy, doanh nghiệp nên tạo các cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo các kỹ năng chuyên môn phù hợp cho nhân viên. Bước đầu tiên là đánh giá, phản hồi về điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội phát triển của nhân viên.

3. Mức lương và phúc lợi cạnh tranh

Nếu doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên của mình, hãy đầu tư vào mức lương cạnh tranh và các phúc lợi cho người lao động. Dù là công ty startup hay doanh nghiệp lớn thì cũng cần thường xuyên xem xét mức lương của nhân viên hiện tại để đảm bảo lương cho nhân viên là công bằng nhưng cũng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

4. Làm việc từ xa

Các doanh nghiệp có thể xem xét tới hình thức làm việc từ xa để làm công cụ giữ chân người lao động. Không chỉ thời gian làm việc, địa điểm làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên được thoải mái cống hiến hơn.

Nhiều công ty đã đưa mô hình làm việc hybrid vào quy trình hoạt động. Điều này làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên và giảm tỷ lệ nhảy việc ở người lao động.

5. Sự công nhận dành cho nhân viên

Công nhận nhân viên là một chiến lược đơn giản nhưng đem lại hiệu quả lớn. Người quản lý có thể dành thời gian để cảm ơn thành viên trong nhóm vì sự đóng góp của họ cho công việc. Mặc dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng lại khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao.

Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt cho sự thành công của mọi doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả. Vậy chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là gì?

Chiến lược nhân sự là tập hợp các chính sách và hoạt động quản lý nhân sự được áp dụng cho các nhóm công việc hay nguồn nhân lực cụ thể trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Để xây dựng chiến lược nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp nên tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý nhân sự thông qua việc thiết lập quy chế, quy trình và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực.

Lợi ích khi xây dựng chiến lược nhân sự

Việc xây dựng chiến lược nhân sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

1. Thu hút và giữ chân nhân tài

Việc xây dựng chiến lược nhân sự giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu nhân lực một cách rõ ràng, từ đó tuyển dụng đúng người, đúng việc. Đồng thời, tạo môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút nhân tài thông qua các chính sách đãi ngộ, chế độ phúc lợi cạnh tranh. Bên cạnh đó, chiến lược nhân sự còn đưa ra lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng, giúp nhân viên an tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Nâng cao năng suất làm việc

Với chiến lược nhân sự cụ thể, doanh nghiệp dễ dàng đặt nhân viên vào đúng vị trí phù hợp với năng lực và sở thích, giúp họ phát huy tối đa tiềm năng. Từ đó, xây dựng hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực hiệu quả, giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

3. Tăng cường hiệu quả hoạt động

Một chiến lược nhân sự phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược bằng cách đảm bảo có đủ nguồn nhân lực phù hợp tại thời điểm thích hợp. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí nhân sự, tránh lãng phí nguồn lực. Cũng như, nâng cao khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.

4. Tăng lợi thế cạnh tranh

Một đội ngũ nhân viên chất lượng cao, gắn bó với doanh nghiệp là lợi thế cạnh tranh quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trong thị trường cạnh tranh gay gắt. Qua đó, nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường để thu hút khách hàng, đối tác tiềm năng.

5. Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực

Ngoài ra, chiến lược nhân sự cũng giúp xây dựng môi trường làm việc cởi mở, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên. Doanh nghiệp có thể khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần làm việc nhóm. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức cống hiến của nhân viên cho doanh nghiệp.

Vòng lặp PDCA là một phương pháp quản lý đơn giản nhưng mạnh mẽ, giúp các tổ chức có thể liên tục cải tiến quy trình, sản phẩm và dịch vụ của mình.

PDCA là gì?

PDCA là cụm từ viết tắt của Plan - Do - Check - Act đại diện cho 4 công việc cần thực hiện một cách tuần tự để đảm bảo việc quản lý đạt được hiệu quả tối ưu. Cụ thể:

  • Plan: Xây dựng (Thiết lập) kế hoạch.
  • Do: Triển khai kế hoạch đã thiết lập.
  • Check: Đánh giá kết quả triển khai thực tế.
  • Act: Thay đổi và cải tiến sau quá trình đánh giá.

Lợi ích khi áp dụng PDCA trong doanh nghiệp

Có nhiều lý do giải thích cho việc tại sao cần liên tục thực hiện vòng lặp PDCA:
1. Thúc đẩy cải tiến liên tục
Đây là mục tiêu chính của PDCA. Bằng cách liên tục lặp lại vòng lặp, các tổ chức có thể liên tục xác định và thực hiện các cải tiến cho sản phẩm, dịch vụ, quy trình và hệ thống của họ. Điều này dẫn đến hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn và sự hài lòng của khách hàng cao hơn.
2. Phát triển văn hóa học tập
PDCA khuyến khích một văn hóa học tập trong đó mọi người được khuyến khích thử nghiệm những ý tưởng mới, học hỏi từ những sai lầm và chia sẻ kiến ​​thức với nhau. Điều này có thể dẫn đến đổi mới và tăng trưởng.
3. Tăng cường khả năng thích ứng
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi và các tổ chức cần có khả năng thích ứng để tồn tại. PDCA cung cấp một khuôn khổ để các tổ chức có thể nhanh chóng xác định và phản ứng với những thay đổi, giúp họ duy trì lợi thế cạnh tranh.
4. Giảm thiểu rủi ro
Bằng cách xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn sớm trong vòng lặp PDCA, các tổ chức có thể giảm thiểu rủi ro thất bại. Điều này có thể dẫn đến tiết kiệm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động.
5. Tăng cường sự tham gia của nhân viên
Khi nhân viên tham gia vào việc xác định và thực hiện các cải tiến, họ có nhiều khả năng gắn bó và hài lòng với công việc hơn. Điều này có thể dẫn đến năng suất cao hơn và tỷ lệ quay vòng nhân viên thấp hơn.

Quy trình tuyển dụng là một chuỗi hoạt động có hệ thống mà doanh nghiệp thực hiện để thu hút, đánh giá, chọn lọc và tuyển dụng những ứng viên phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tổ chức.

1. Thời gian tuyển dụng (Time-to-fill)

Đây là chỉ số đo lường thời gian trung bình từ khi bắt đầu tuyển dụng một vị trí cho đến khi vị trí đó được tuyển dụng thành công. Time-to-fill càng ngắn càng cho thấy quy trình tuyển dụng hiệu quả, giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp và lấp đầy vị trí tuyển dụng.

2. Chi phí tuyển dụng (Cost-per-hire)

Chi phí tuyển dụng bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc tuyển dụng một nhân viên mới như chi phí quảng cáo tuyển dụng, chi phí phỏng vấn, chi phí kiểm tra tuyển dụng... Việc theo dõi “cost-per-hire” giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách cho hoạt động tuyển dụng và xác định được những kênh tuyển dụng hiệu quả nhất.

3. Tỷ lệ ứng viên được tuyển dụng (Applicant-to-hire Ratio)

Chỉ số này đo lường số lượng ứng viên được phỏng vấn và chính thức được tuyển dụng cho một vị trí. Tỷ lệ ứng viên/lần tuyển dụng càng thấp càng cho thấy doanh nghiệp thu hút được nhiều ứng viên chất lượng và quy trình tuyển dụng thực sự hiệu quả.

4. Tỷ lệ chấp nhận thư mời làm việc (Offer acceptance rate)

Đây là chỉ số đo lường tỷ lệ ứng viên nhận lời đề nghị tuyển dụng của tổ chức, doanh nghiệp. Tỷ lệ ứng viên nhận lời đề nghị càng cao càng cho thấy mức độ hấp dẫn của đề nghị tuyển dụng của doanh nghiệp. Đồng thời, quy trình tuyển dụng hiệu quả trong việc thu hút ứng viên tiềm năng.

5. Tỷ lệ giữ chân nhân viên (Retention Rate)

Tỷ lệ giữ chân nhân viên là chỉ số đo lường tỷ lệ nhân viên tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này cao cho thấy quy trình tuyển dụng hiệu quả trong việc tuyển dụng những nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và có mong muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

6. Đa dạng hóa tuyển dụng (Diversity of hires)

Chỉ số đo lường mức độ đa dạng về giới tính, dân tộc, văn hóa... của đội ngũ nhân viên. Sự đa dạng của nhân viên mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tăng cường sự sáng tạo, đổi mới, cải thiện khả năng giải quyết vấn đề hay thu hút khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh những chỉ số trên, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi và đánh giá một số chỉ số khác như hiệu suất công việc của nhân viên mới, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc do không phù hợp với vị trí,...

Trong tuyển dụng, bảng mô tả công việc là yếu tố cực kỳ quan trọng. Một bảng mô tả công việc chi tiết, rõ ràng và hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng được những ứng viên chất lượng. Vậy làm thế nào để xây dựng mô tả công việc hiệu quả?

1. Chuẩn hóa vị trí và chức danh

Chuẩn hóa vị trí và chức danh chính là nền móng giúp nhà tuyển dụng xây dựng mô tả công việc phù hợp và có tính ứng dụng trong thực tế. Vậy để làm được điều đó, bạn cần phải hoàn thiện, chuẩn hóa sơ đồ tổ chức phù hợp với ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, mục tiêu phát triển … của doanh nghiệp.

2. Xác định mục tiêu công việc rõ ràng

“Vai trò của vị trí này trong công ty là gì?” và “Vị trí này cần có để làm công việc gì?” là hai câu hỏi được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn đầu xây dựng bản mô tả công việc. Cụ thể, bạn sẽ căn cứ vào chức năng và quyền hạn của vị trí đó trong bộ phận, tổ chức để đưa ra những tiêu chí phù hợp có thể thực thi.

3. Mô tả công việc đầy đủ và đúng trọng tâm

Chức năng, nhiệm vụ của các vị trí được liệt kê để trả lời cho câu hỏi “nhân sự cần thực hiện những công việc gì để đạt được mục tiêu công việc?”. Ví dụ, nhiệm vụ của Nhân viên tuyển dụng cần thực hiện để đạt được mục tiêu là “đảm bảo đúng số lượng, chất lượng nhân sự theo kế hoạch tuyển dụng, bao gồm việc đăng tin tuyển dụng, lọc CV, liên hệ phỏng vấn, theo dõi ứng viên, thông báo kết quả và đón tiếp nhân sự mới.

4. Khẳng định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của vị trí công việc

Một nguyên tắc xây dựng bảng mô tả công việc là xác định rõ vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của vị trí đó. Việc này giúp cho ứng viên hiểu rõ mình là mắt xích nào trong doanh nghiệp, mối quan hệ tương tác công việc với đồng nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát công tác vận hành, xác định trách nhiệm về tài sản, con người, tài chính cho từng vị trí.

5. Năng lực cho từng vị trí làm việc

Doanh nghiệp xác định rõ tiêu chuẩn tối thiểu cần phải có để thực hiện nhiệm vụ của vị trí để đạt được mục tiêu công việc. Chân dung vị trí được mô tả đầy đủ tại hạng mục này như cầu năng lực cơ bản về học vấn, chuyên môn, kiến thức… đến yêu cầu cao hơn về kinh nghiệm, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, chứng chỉ nâng cao…cần có để đáp ứng được công việc.

Một bảng mô tả công việc chuyên nghiệp, chỉn chu sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm thấy những ứng viên tiềm năng. Với các nguyên tắc trong mô tả công việc, hy vọng bạn có thể áp dụng ngay để xây dựng bảng mô tả công việc phù hợp và nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho tổ chức.

Dựa trên quy mô, mục tiêu xây dựng, ngành nghề và tư duy quản trị của từng doanh nghiệp, không khó để bắt gặp những mẫu mô tả công việc khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của bảng mô tả công việc cần có những hạng mục nhất định.

1. Thông tin chung về công việc

Tại mục này, bạn bắt buộc phải cung cấp các thông tin cơ bản về công việc như:

  • Chức danh: tên gọi chính thức của vị trí công việc
  • Bộ phận trực thuộc: ghi rõ phòng ban, bộ phận mà vị trí trực thuộc
  • Địa điểm làm việc: văn phòng hoặc chi nhánh cụ thể của doanh nghiệp

Mối quan hệ cấp trên và cấp dưới: vị trí này trực thuộc quyền quản lý hoặc được quản lý các vị trí nào khác trong doanh nghiệp.

2. Mục đích công việc

Bảng mô tả công việc cần có mục đích công việc. Cụ thể là các yêu cầu về nhiệm vụ, kết quả cần đạt được của vị trí và trả lời cho các câu hỏi như bạn cần làm gì, kết quả đạt được là gì…

3. Nhiệm vụ chính

Nhiệm vụ chính hoặc trách nhiệm chính là phần mô tả chi tiết trách nhiệm công việc, kèm theo những đầu mục công việc cụ thể cần làm để hoàn thành mục tiêu.

4. Quyền hạn công việc

Trong bảng mô tả công việc, quyền hạn công việc là các quyền lợi mà người lao động được hưởng trong quá trình làm việc tại công ty. Đó có thể là quyền sử dụng các thiết bị và trang thiết bị cần thiết, hưởng các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, được đào tạo, phát triển nghề nghiệp, tham gia các hoạt động thể thao trong công ty…

5. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc bao gồm thời gian, địa điểm làm việc, các trang thiết bị, phương tiện làm việc cung cấp cho một vị trí cụ thể. Một số doanh nghiệp không thể hiện hạng mục này trong bảng mô tả công việc, song thực tế cho thấy hơn 80% ứng viên quan tâm đến vấn đề này. Do đó, các nhà tuyển dụng nên nêu rõ điều kiện làm việc để thông tin tuyển dụng đầy đủ và thu hút hơn.

6. Tiêu chuẩn công việc

Tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc bao gồm tiêu chuẩn chính về Kiến thức – Kinh nghiệm – Kỹ năng và các tiêu chuẩn bổ trợ khác. Đây là nội dung giúp doanh nghiệp xác định rõ chân dung ứng viên và đánh giá tiềm lực nhân sự nội bộ.

Bảng mô tả công việc là yếu tố không thể thiếu trong tuyển dụng nhân sự. Một bảng mô tả công việc rõ ràng, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng được những ứng viên chất lượng.

Bảng mô tả công việc (JD) là gì?

Bảng mô tả công việc (hay còn gọi là JD - Job Description) là một tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về nhiệm vụ, trách nhiệm, kỹ năng và các yêu cầu khác liên quan đến một vị trí công việc cụ thể trong doanh nghiệp. JD đóng vai trò quan trọng trong cả quá trình tuyển dụng và quản lý nhân sự.

Tại sao nên sử dụng bảng mô tả công việc?

Sau đây là một số lý do tại sao sử dụng bảng mô tả công việc là cần thiết:

1. Đối với doanh nghiệp

Bảng mô tả công việc cung cấp thông tin chi tiết về vị trí, giúp thu hút những ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm và nhu cầu phù hợp với yêu cầu công việc. Hơn nữa, việc sử dụng bảng mô tả công việc giúp đơn giản hóa quá trình tuyển dụng, tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Nhờ bảng mô tả công việc, nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và mục tiêu công việc, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc. Bảng mô tả công việc còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên để đưa ra những khen thưởng và hình phạt phù hợp.

2. Đối với người quản lý

Mô tả công việc giúp người quản lý dễ dàng giao việc, theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Người quản lý xác định điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu phát triển của nhân viên để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.

3. Đối với ứng viên

Bảng mô tả công việc giúp ứng viên hiểu rõ bản chất công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu của vị trí ứng tuyển. Đồng thời, ứng viên có thể dựa vào bảng mô tả công việc để đánh giá bản thân có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Từ đó, ứng viên sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình phỏng vấn.